Văn hóa danh thiếp tại một số nước trên thế giới

Tại mỗi quốc gia trên thế giới, văn hoá sử dụng danh thiếp lại có những cách thức khác nhau.

Ngày đăng: 09-11-2016

8,709 lượt xem

Với thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, việc sử dụng và trao đổi danh thiếp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên ở từng quốc gia khác nhau, có cách sử dụng danh thiếp khác nhau. Hãy tìm hiểu văn hóa trao danh thiếp tại 5 quốc gia lớn trên thế giới cùng chúng tôi nhé!

 Nhật Bản

Người Nhật đặc biệt chú trọng đến danh thiếp nên bạn cần đầu tư thiết kế danh thiếp có chất liệu giấy cao cấp và luôn giữ chúng sạch sẽ. Với người Nhật, danh thiếp cá nhân chính là danh dự. Do vậy, người Nhật trao đổi những cái danh thiếp với sự kính cẩn cao độ. Người đưa danh thiếp sẽ đưa bằng tay phải, người nhận sẽ đón bằng cả hai tay.

Người nhận được danh thiếp phải đọc nó ngay khi vừa chạm đến, sau đó thì cẩn thận cất vào một cái hộp chuyên dụng để cất danh thiếp nhận được. Không thèm đọc hay nhét danh thiếp của người khác vào túi quần áo là hành vi rất bất lịch sự và đừng mong người đưa danh thiếp giữ liên lạc với mình.

Theo một thống kê mới nhất của tờ Nihon Kaizai Nhật bản, trung bình tại Nhật Bản một doanh nhân sử dụng khoảng 20 tấm danh thiếp/ngày. Người Nhật Bản trao tay nhau khoảng 45 triệu danh thiếp/ngày. Những con số trên chứng tỏ Nhật Bản là một trong những quốc gia sử dụng nhiều danh thiếp nhất thế giới trong kinh doanh.

 

Trong cuộc họp, đặt bưu thiếp trên bàn trước mặt bạn. Khi cuộc họp kết thúc, có thể kẹp bưu thiếp của bạn vào trong cặp giấy đựng tài liệu phát cho mọi người

 Trung Quốc

Người Trung Quốc nổi tiếng về việc “bảo thủ” với những giá trị truyền thống. Thế nên, dù người Trung Quốc trẻ có “tiếng Anh như gió” thì chiếc card của họ vẫn phải in bằng hai ngôn ngữ: Anh và Hoa.

Khi đưa và nhận danh thiếp thì phải sử dụng cả hai tay để bày tỏ sự chân thành và trân trọng, và nhớ là không viết gì trên danh thiếp của ai đó, trừ khi được chính họ gợi ý.

Một mặt danh thiếp của bạn cần được dịch sang tiếng Trung Quốc giản thể, các ký tự nên in bằng nhũ vàng, vì vàng là màu tốt lành đối với người Trung Quốc.

 Ấn Độ

Nếu có bằng đại học, hay nhận được giải thưởng lớn nào thì phải in nó lên danh thiếp, vì người Ấn rất trọng bằng cấp.

Vì tay trái bị xem là “tay xấu”, nên người Ấn chỉ nhận và đưa danh thiếp bằng tay phải.

Tiếng Anh được sử dụng chính thức trong các giao tiếp công việc, nên danh thiếp ở Ấn chỉ cần in bằng tiếng Anh, không cần phiên dịch sang tiếng Hindu.

 Anh

Người Anh nổi tiếng nghi lễ nhiêu khê, thế nhưng phong tục liên quan đến chiếc danh thiếp của họ thì lại dễ dãi. Bạn muốn đưa và nhận danh thiếp bằng một tay, tay trái hay phải cũng được. Nhận danh thiếp xong nhét thẳng vào túi quần cũng không sao.

Người Anh cũng khá “phung phí”. Họ có thể chìa danh thiếp cho bất cứ ai, thậm chí là người mà họ vô tình giẫm chân trên xe bus.

 Mỹ

Danh thiếp không quan trọng đối với người Mỹ. Người Mỹ trao danh thiếp cho nhau không trịnh trọng như người Châu á. Người Mỹ thường chỉ nhìn lướt qua hoặc thậm chí không nhìn danh thiếp trước khi cất đi hoặc bỏ vào túi.

 

Thói quen này không có nghĩa là Người Mỹ không tôn trọng đối tác, bởi vì họ quan niệm tập trung vào người đang đối thoại với mình quan trọng và thể hiện tôn trọng hơn là nhìn vào danh thiếp. Tuy nhiên, danh thiếp của đối tác vẫn được các nhà kinh doanh Mỹ lưu giữ để có địa chỉ liên hệ khi cần thiết, đặc biệt là đối với những người mà sau cuộc nói chuyện họ thấy cần phải giữ quan hệ.

Sưu tầm


INDEPNHANH.COM.VN - CÔNG TY TNHH AN KHỞI

  105 Đường số 1, Cư xá Đô Thành, P.4, Q.3, TP.HCM        0913 194 909  - 0914 345 909      tuvan.inan@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

HOTLINE

FANPAGE FACEBOOK